Kinh doanh vốn ít lãi nhiều

Có lẽ bạn đã từng nghe ai đó nói “Chúng ta mất tiền để kiếm được tiền”, nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Vẫn còn đó rất nhiều cách kinh doanh có thể mang lại nhiều lợi nhuận với số vốn bỏ ra khiêm tốn. Vâng, chúng ta đang bước vào thế giới mà mọi người vẫn truyền tai nhau như truyện thần thoại: kinh doanh vốn ít lãi nhiều. Vốn ít nhưng lãi nhiều dĩ nhiên là vô cùng hấp dẫn. Những cũng đừng quên, nhiều hấp dẫn thì cũng sẽ lắm cạm bẫy. Hãy cẩn thận với số vốn ít ỏi của bạn vì nếu lơ là, chúng có thể bay vèo chỉ sau vài ngày.


Sau đây là một số gợi ý bạn có thể lựa chọn kinh doanh khi trong tay chỉ có vài chục triệu. Hãy nhớ, danh sách này dành cho những ai có kiến thức/năng khiếu và muốn tham gia kinh doanh nhưng chưa biết chọn lĩnh vực nào để đầu tư. Nếu bạn có tiền nhưng chưa làm/học kinh doanh bao giờ, hãy dành thời gian đi học. Đừng thấy vốn ít lãi nhiều mà hoa mắt. Đơn giản vì kinh doanh không giống như đánh bạc. Khi không biết cách đánh bạc, vận may vẫn có thể đem đến cho bạn chiến thắng. Nhưng khi không có kiến thức hoặc năng khiếu làm ăn, tin tôi đi, 100% không có cơ may nào dành cho bạn.
kinh doanh ít vốn

1. Kinh doanh dịch vụ tư vấn cho người khác – vốn siêu ít nhưng lãi siêu nhiều.

Lưu ý, bạn phải là 1 chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn, đừng ôm mộng trở thành “nhà chém gió”. Bạn tư vấn gì cũng được, chỉ cần đó là những gì hữu ích và có giá trị mà bạn biết. Nhiều người quá tham lam đã tự gắn mác cho mình làm “nhà tư vấn” và đi rao giảng những thứ ngay cả bản thân của họ vẫn chưa thấu hiểu hết. Cái  hại lớn nhất của kinh doanh ít vốn nhưng lãi nhiều chính là vậy. Bạn là nhà nông lâu năm, cứ tư vấn cách chọn giống, kinh nghiệm mua phân bón… Bạn là người giỏi xếp giấy origami, bạn có thể tư vấn công việc xếp giấy. Dĩ nhiên, mọi thứ còn phụ thuộc vào việc bạn có đủ giỏi để tiếp thị cho dịch vụ của mình hay không. Vấn đề này tôi sẽ nói rõ ở những bài viết sau, hãy vào blog này thường xuyên để xem.


tư vấn kinh doanh ít vốn

2. Nắm bắt trào lưu – Bí quyết kinh doanh vốn ít là đây.

Nghĩa là sao? Nghĩa là quan phải quan sát thật kỹ và nắm lấy xu hướng. Bạn có để ý, cách đây khoảng gần 10 năm, nghề nuôi dế bắt đầu nhăm nhe. Dĩ nhiên, lúc ấy bạn chưa nên tham gia vì chưa biết nghề này có “ngon” hay không. Dần dà quan sát trong 1 năm kế tiếp, bạn thấy càng lúc tiềm năng của nghề này càng lớn, cầu vượt quá cung và đó là lúc bạn nên nhảy vào cuộc chơi này. Để có thể làm tốt việc kinh doanh theo trào lưu, bạn phải là 1 người cập nhật. Bạn nên thường xuyên xem bản tin, báo chí, internet… Gần đây, việc kinh doanh chè khúc bạch, áo cặp… là một dạng khá rõ ràng của kinh doanh trào lưu.
Có hai vấn đề bạn phải cực kỳ lưu ý. Thứ nhất, đừng bao giờ tham gia cuộc chơi khi mọi thứ đã quá đông đúc. Ví dụ, bây giờ mà bạn bán chè khúc bạch thì khả năng bán ế là rất cao. Thứ hai, phải tính đến đường rút lui ngay từ khi mới bắt đâu. Trào lưu nghĩ là nhanh, gọn, lẹ, bỏ ít tiền nhưng lại “hốt bạc”. Bạn phải biết dự báo “ngày tàn” của trào lưu ấy và rút lui để tránh tối đa tổn thất do thị trường bị bão hòa.

kinh doanh ít vốn trào lưu

3. Kinh doanh ở nông thôn – Vốn ít nhưng vẫn bán được hàng “hot” để thu lãi cao

Rất nhiều người đang ôm mộng “xưng bá” ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội hoặc Đà Nẵng. Nhưng để làm gì? Nhảy và những nơi này, bạn phải chấp nhận cạnh tranh, bạn phải chấp nhận sự thật rằng lĩnh vực bạn đang làm dù “hiếm và độc” cách mấy rồi thì cũng sẽ có hàng chục thậm chí hàng trăm người chạy vào và cạnh tranh trực tiếp với bạn. Và trong cuộc tranh đấu đó, chỉ có 2 người có thể chiến thắng. Một là người sáng tạo nhất, hai là người kiên trì nhất. Phần còn lại sẽ từ chết đến bị thương. Tôi biết nhiều người trẻ với khí thế hừng hực sẽ không tin vào điều này, dĩ nhiên, bạn có quyền thử. Ít nhất bạn cũng nên thử trước khi quá già :)
Một số lĩnh vực bạn có thể tham gia như mua hàng thanh lý, tồn kho… về bạn giá rẻ cho bà con vùng sâu vùng xa hoặc kinh doanh điện thoại/máy móc giá rẻ (giá trung bình chỉ nên khoảng 200.000đ – hiện nay nhiều hãng điện thoại vẫn còn cho ra đời những dòng máy với giá chỉ khoảng 200.000đ/chiếc) dành cho đối tượng thu nhập nhấp ở nông thôn.


kinh doanh ít vốn nông thôn

Làm gì cũng vậy, cần “cái đầu” hơn “cái tay”, nghĩa là phải sáng suốt, thông minh, suy xét. Kinh doanh vốn ít lãi nhiều cũng không phải ngoại lệ. Lời cuối, hãy chắc rằng bạn có thể bước vào cuộc chơi đấy nhé, đừng đánh bạc với kinh doanh.

Hy vọng hữu ích với bạn. Để bổ trợ thêm kiến thức cho bài này, bạn có thể xem thêm bài viết về cách thức và tư duy lập kế hoạch kinh doanh đơn giản tại đây: http://kinhdoanhvonit.blogspot.com/2013/08/lap-ke-hoach-kinh-doanh-sieu-don-gian-va-de-hieu.html

Lập kế hoạch kinh doanh siêu đơn giản và dễ hiểu

Trước giờ, nhắc tới việc lập kế hoạch kinh doanh, cảm giác của chúng ta thật không mấy rõ ràng. Đúng như Eric Ries, tác giả quyển sách Lean Starup (Khởi nghiệp tinh gọn), đã nói: “Khởi nghiệp là xây dựng một thể chế do con người lập ra để tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới dưới điều kiện vô cùng bấp bênh… Các công ty khởi nghiệp thường không thể biết chính xác sản phẩm của mình là gì và khách hàng của mình là ai”. Cũng vì yếu tố “vô cùng bấp bênh” và “không thể biết chính xác sản phẩm của mình là gì và khách hàng của mình là ai” nên thực sự quá khó để có thể lập một bản kế hoạch phục vụ kinh doanh rõ ràng, khả thi và cụ thể. Và sự khó khăn này không “buông tha” bất cứ ai, dù bạn là sinh viên khởi nghiệp hay đã có kinh nghiệm 10 năm làm CEO.
kinh doanh ít vốn

Một trong những sai lầm lớn khi lập kế hoạch kinh doanh của đa số startup là “cắm đầu” vào những thứ quá rắc rối. Như ở trên đã nói, môi trường khởi nghiệp là vô cùng mơ hồ và bấp bênh, chúng ta không thể biết chắc chắn 100% sản phẩm của chúng ta rồi sẽ như thế nào và phải chỉnh sửa ra sao cho vừa lòng khách hàng; chúng ta không thể biết chắc chắn khác hàng của chúng ta là đối tượng nào, vâng, chúng ta có thể định vị nhưng không thể tài nào xác định đúng hoàn toàn đối tượng; chúng ta cũng không thể nào chắc chắn về kênh marketing nào sẽ hiệu quả nhất, mọi thứ thay đổi mỗi ngày và không ngừng nghỉ. Tóm lại, chúng ta không thể chắc chắn điều gì, thế nhưng đa số chúng ta lại mang một suy nghĩ đó là “Tôi cần một bản kế hoạch kinh doanh thật đầy đủ”, “Tôi phải lập một kế hoạch hoàn hảo, dự phòng tất cả những tình huống có thể xảy ra” hoặc “Tôi sẽ viết 1 bản kế hoạch tuyệt hảo, rồi cứ thế mà làm và thành công thôi”. Không sớm thì muộn, bạn rồi sẽ phải về với thực tế, đó là: bạn không thể biết trước điều gì; Mọi thứ bạn đưa ra không có gì là đúng cho tới khi chúng được điều chỉnh lại cho đúng! Bạn bỏ quá nhiều thời gian để lập ra kế sách kinh doanh hoàn hảo dài hàng mấy chục thậm chí cả trăm trang, nhưng hãy nhớ rằng, “kế hoạch hoàn hảo” ấy rổi cũng sẽ có sai sót, thậm chí là vô dụng vì mọi thứ dự đoán ban đầu của bạn đều… sai hết. Lúc ấy bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ chỉnh sửa cái kế hoạch “siêu chi tiết” ấy hay viết lại một kế hoạch khác? Và bạn sẽ mất thêm bao nhiêu thời gian nữa?


lập kế hoạch kinh doanh


Hãy tỉnh táo. Kinh nghiệm xương máu: Hãy lập kế hoạch đơn giản và kiểm nghiệm chúng ngoài thực tế, đừng bao giờ hy vọng vào 1 bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo. Một lần nữa, “Mọi thứ bạn đưa ra không có gì là đúng cho tới khi chúng được điều chỉnh lại cho đúng!” Hãy vứt hết những quyển sách dạy lập kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh dày cộm với triết lý “theo đuổi sự hoàn hảo” từ hôm nay là vừa.

Gửi bạn một tài liệu về cách lập kế hoạch kinh doanh ngắn gọn và rất đơn giản, dễ hiểu mà tôi sưu tầm được. Hy vọng hữu ích.
”kế